Công văn số 8026/UBND-VP V/v trả lời PAKN.20230925.0158 của công dân Nguyễn Đình Hưng Hà
Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu ở đâu?
1. Một vụ việc tuy rất nhỏ ( nếu không nói là không có gì) nhưng lại thể hiện tính bao che từ cấp trên xuống cấp dưới! Rõ ràng vào trò lãnh đạo ở ubnd thành phố và ubnd xã Phước đồng có vấn đề( nếu không nói là bao che có tổ chức) bản kiểm điểm của cán bộ Nguyễn Thị Trúc Linh không thể hiện được trong việc cải cách bộ máy nhà nước ! Việc trả lời có hình thức bao che cần phải làm rõ nội dung như sau: A) Tại thời điểm nêu tên trả tiền là từng hộ dân, không phải đông đúc như cái chợ,có gọi tên rõ ràng và tại thời điểm đó có hướng dẫn cho các hộ kí tên tại sao lúc kí tên biết gia đình tôi ( bà hồ thị phương kí tên) lại không theo dõi và hướng dẫn kí tên????
2. Trong 1 tháng cán bộ đó làm gì khi phát hiện số tiền thành phố đưa về có dôi dư? Số tiền lúc ấy ai nắm dữ và có báo cáo về thành phố nha trang về số tiền dôi dư ra hay không ?
3. Việc đi tập huấn như cách trả lời của ubnd xã Phước đồng là cố tình bao che bởi đi tập huấn chỉ có 2 ngày từ ngày 23/8/-26/8/2023,còn từ ngày 27/7/2023-24/8/2023 cán bộ Linh làm gì ? ở đâu? Có dấu hiệu Ăn chặn tiền nên mới dữ khư khư tiền của gia đình liệt sĩ ! Còn nếu anh không tham ô thì anh có trả tiền về thành phố hay chưa
4. Khi cán bộ Trúc Linh đến nhà thì rõ ràng nói rằng gia đình phải lên nhận tiền thờ cúng! Vậy hai từ Tri ân các gia đình liệt sĩ thì cán bộ này có hiểu và biết cách để xử lý hay không?
5. Ubnd thành phố Nha Trang không xử lý nghiêm cán bộ lãnh đạo phụ trách có đúng với nghị quyết trung ương khoá 5 hay chưa? Tỉnh Khánh hoà đã chỉ đạo xử lý nghiêm cấp dưới hay chưa?
6. Trong phần trả lời của ubnd thành phố lại không đề cập đến kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu trong việc buông lỏng quản lý,để cấp dưới cố tình làm sai chứ không phải là do sơ xuất,bởi nếu sơ xuất thì không có chuyện 1 tháng sau mới đưa tiền cho gia đình liệt sĩ, khi mà phía gia đình liệt sỹ có đơn kiến nghị tố giác việc ăn chặn tiền?
https://m.baomoi.com/cong-chuc-xa-tham-o-tien-tro-cap-tho-cung-cua-123-liet-si/c/47019937.epi
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa X) nêu rõ: “Thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp chịu trách nhiệm kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công vụ và chịu trách nhiệm về những vi phạm trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuộc phạm vi mình quản lý”. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) yêu cầu: “Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị”. Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật cán bộ, công chức cũng đã quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước...
Trong các cơ quan đều có quy chế ủy quyền, phân công cấp phó chịu trách nhiệm theo chuyên đề, bộ phận, thay mặt cấp trưởng xử lý trong một số phần việc cụ thể. Cho nên cấp phó cũng phải chịu trách nhiệm như người đứng đầu khi được phân công và phải chịu trách nhiệm chính trong phạm vi đó. Tuy nhiên, người đứng đầu không thể đã có phân công mà quên không chịu trách nhiệm của mình, cho nên cũng phải liên đới với chức trách được giao, không thể đổ toàn bộ cho cấp phó.
Người đứng đầu có vai trò rất quan trọng trong tổ chức cán bộ, nhưng không thể làm thay và chỉ có vai trò quyết định, trực tiếp đối với cán bộ dưới quyền. Người đứng đầu được giao thẩm quyền và có trách nhiệm trong việc đề xuất, giới thiệu quy hoạch, bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật, phân công nhiệm vụ cho cán bộ cấp dưới. Đồng thời, phải chịu trách nhiệm liên đới khi cấp dưới vi phạm bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước. Nguyên tắc như vậy, nhưng do quy định còn chung chung nên khi người đứng đầu vi phạm quy định thì chỉ chịu trách nhiệm chung cùng với tập thể, thay vì chịu trách nhiệm cá nhân. Lợi dụng sơ hở khi thực hiện nguyên tắc này một số người đứng đầu tìm cách điều hành và quyết định theo ý đồ cá nhân mà không lo bị xử lý trách nhiệm, trở thành “cá nhân quyết định, tập thể chịu trách nhiệm”.
Trách nhiệm của người đứng đầu là thực hiện quyền hạn được giao, chịu trách nhiệm và hậu quả pháp lý khi có vi phạm xảy ra. Trách nhiệm tập thể là nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn được quy định trong Điều lệ Đảng, Hiến pháp, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương và quy chế hoạt động trong từng cơ quan. Cần khẳng định tập thể lãnh đạo là cần thiết, nhưng nếu không có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, không làm rõ giữa tập trung và phân quyền thì dễ dẫn đến tình trạng coi nhẹ trách nhiệm hoặc dựa dẫm vào tập thể, không chịu trách nhiệm của cá nhân. Cá nhân phụ trách trên cơ sở tập thể lãnh đạo, tổ chức thực hiện những việc đã biểu quyết, thủ trưởng phải quyết đoán, dám chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Nếu không phân định rõ dễ dẫn đến khi thành công thì thành tích thuộc về cá nhân, khi có sai phạm thì đổ lỗi cho tập thể.
Công văn 8026/UBND-VP